Món ăn ngày Tết

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Cách làm bánh tét lá cẩm vừa ngon, vừa đẹp

Món bánh tét có màu tím tuyệt đẹp, dẻo thơm với nhân đỗ xanh, thịt lợn chắn sẽ làm hài lòng tất cả mọi người

Nguyên liệu: (cho 6 đòn bánh tét nhỏ cỡ 400-500g)
- 1 kg nếp
- 300g dừa nạo
- 300g đậu xanh
- 300g thịt ba rọi
- 4 trứng muối (không bắt buộc)
- Lá cẩm (không bắt buộc)
- Lá chuối, dây chuối

Cách làm bánh tét lá cẩm vừa ngon, vừa đẹp

Bước 1. Chuẩn bị nếp
- Dừa nạo vắt lấy nước cốt để riêng. Sau đó cứa thêm nước vắt lấy nước dão đủ để ngâm ngập nếp. Ngâm nếp ít nhất 3 giờ. Vớt ráo, cho 1,5 muỗng café muối vào nếp, trộn đều.




- Lá cẩm cho vào nồi, thêm ít nước, nấu lấy màu. Tùy thích màu đậm hay nhạt mà nấu nhiều hay ít lá.
- Cho nếp vào chảo, thêm nước lá cẩm, nước cốt dừa cho xâm xấp nếp. Cũng tùy thích màu đậm hay nhạt mà cho nước lá cẩm nhiều hay ít, tùy thích béo nhiều hay ít mà cho nước côt dừa, miễn sao nước dừa và nước lá cẩm xâm xấp nếp. Xào nếp trên lửa vừa, nước sẽ rút vào nếp, nếp nở và dẻo.
Bước 2. Chuẩn bị đậu xanh
- Đậu xanh để ráo. Cho đậu vào nồi cơm điện, cho nước xâm xấp đậu (hoặc tỷ lệ 1 đậu : 1 nước), thêm 1 muỗng café muối. Nấu chín đậu. Khi đậu vừa chín, giã nát đậu hoặc cho vào cối xay nhuyễn.
- Cho 3 muỗng canh dầu vào chảo, cho đậu vào xào đến khi không dính tay và vo đậu dính được với nhau là vừa.
Bước 3. Chuẩn bị thịt
- Thịt cắt sợi dài, dày khoảng 1cm. Ướp thịt với ½ muỗng café muối, ½ muỗng café bột ngọt, 1 muỗng café đường, ¼ muỗng café tiêu. Để ít nhất nữa giờ cho thấm.
Bước 4. Chuẩn bị nhân
- Nếu dùng trứng muối thì lấy lòng đỏ rửa với ít rượu trắng cho bớt mùi tanh. Trải miếng nilon, cho lòng đỏ trứng muối vào, se thành thanh dài, nhỏ.

- Trải miếng màng bọc thực phẩm, lấy một phần đậu trải mỏng, cho thịt và trứng muối vào, cuộn đậu quanh thịt và trứng muối, vặn 2 đầu màng bọc thực phẩm cho nhân được chắc. Làm lần lượt cho hết 6 phần nhân.
Bước 5. Chuẩn bị lá
- Lá chuối rửa sạch, phơi nắng cho héo hoặc trụng nước sôi cho hơi mềm, lau sạch. Cắt lá chuối thành miếng to khoảng 30x40 cm. Mỗi bánh cần 3 lá như thế. Chuẩn bị thêm các miếng lá chuối nhỏ 6x20cm. Mỗi bánh cần 6 miếng như thế.
Bước 6. Gói bánh
- Xếp 2 lá dọc chồng lên nhau, cho phần xanh của lá xuống dưới. Đặt một lá theo chiều ngang, quay phần xanh lên trên. Cho một phần nếp lên lá, trải mỏng, cho một phần nhân vào giữa, cuộn lại.
- Gấp mép lá, cột ngang ở giữa. Gập một đầu bánh lại, dựng bánh đứng lên, dùng muỗng chỉnh cho nếp phủ kín nhân ở phần đầu.
- Cắt bớt lá thừa, gập đầu bánh lại (theo kiểu gói quà). Lấy một miếng lá nhỏ gấp hình vuông (hoặc chữ nhật) sao cho vừa phần đầu bánh, đặt lên. Đặt thêm 2 miếng lá nhỏ hình chữ thập che kín đầu bánh. (Việc này hạn chế bớt nước ngấm vào bên trong bánh). Cột cố định đầu bánh.
- Quay ngược đầu bánh lại, làm tương tự cho đầu bánh còn lại. Chú ý sao cho các cạnh bánh thẳng với nhau. Dùng một sợi dây cột chặt chữ thập dọc đòn bánh. Lúc này lá tương đối đã được cố định, tháo bỏ 3 sợi dây ngang (1 sợi ở giữa bánh và 2 sợi cố định lá 2 đầu bánh).

- Ước chừng cột khoảng 6 vòng dây ngang. Bắt đầu ở 1 đầu bánh, mỗi đường ngang quấn 2 vòng và xoắn dây thật chặt, sao đó cập dây dọc đòn bánh. Dùng ngón cái một tay giữ lại. Lấy một sợi dây khác quấn tiếp đường ngang thứ 2, cũng xoắn chặt và cập dọc theo đòn bánh. Lần lượt làm hết khoảng 6 vòng. Đến sợi cuối cùng nhập các phần dây dư lại, thắt bím cho các dây dư cho gọn hoặc lấy một dây dư quấn gọn các dây còn lại.
Bước 7. Nấu bánh
Đun sôi ấm nước. Lót lá chuối vào nồi, xếp bánh vào. Châm nước sôi ngập bánh. Đậy nắp nấu chín. Nếu nấu bằng nồi thường thì nồi bánh phải luôn giữ sôi trong 4-5 giờ thì bánh mới chín. Nếu nước cạn bớt phải châm tiếp nước nóng vào.
Nếu nấu bằng nồi áp suất thì khi nước sôi (nghe tiếng reo), hạ lửa nấu thêm 45 phút, tắt bếp, đợi nước trong nồi hết reo thì mở nắp, vớt bánh ra. Bánh vớt ra rửa qua nước lạnh, treo lên cho ráo.

Cách làm bánh tét lá cẩm vừa ngon, vừa đẹp
Bánh Tét gói kiểu miền Nam có nước cốt dừa xào với nếp. Cách này khi gói rất dễ vì nếp dính vào nhau, không bời rời nên không quá khó với chị em mới học gói bánh. Mặt khác bánh có nước cốt dừa rất béo thơm
Cách làm bánh tét lá cẩm vừa ngon, vừa đẹp rất dễ phải không ạ







Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Cách làm bánh chưng gấc đơn giản, đẹp mắt

Ngoài cách làm bánh chưng truyền thống với nhân thịt mỡ, bánh chưng gấc là sự sáng tạo độc đáo, mứt hoa quả trộn với đậu xanh tạo ra được vị bùi và thơm độc đáo. Hi vọng rằng màu đỏ tươi của món bánh chưng gấc sẽ đem lại may mắn cho gia đình bạn trong năm mới.

Nguyên liệu:
- Lá dong gói bánh chưng, chọn loại lá bánh tẻ (loại lá không không non cũng không già)
- Lạt giang dẻo, khi gói cuộn không bị gãy
- Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới (tùy theo số bánh sẽ gói)
- Đỗ xanh, đỗ mới, bở, vàng, đẹp (tùy lượng theo số bánh sẽ gói), nấu chín và nghiền nhỏ.
- Gấc tươi, đỏ, chọn quả gấc nếp,  vỏ mỏng
- Mứt táo hoặc nho
- Gia vị: Đường

Cách làm bánh chưng gấc đơn giản, đẹp mắt chỉ với các bước sau


Bước 1. Chuẩn bị gạo
- Sau khi mua gấc về, rửa sạch để ráo nước.
- Cắt đôi quả gấc, lấy toàn bộ phần ruột đỏ, không lấy phần vàng. Cho toàn bộ phần ruột đỏ vào bát gạo nếp

- Cho một chút đường, rượu trắng hoặc vodka vào phần ruột gấc. Trộn đều phần ruột gấc và gạo nếp.
- Ruột gấc và gạo nếp sau khi đã được trộn đều, dùng dao lấy phần thịt ngoài hạt gấc, bỏ phần hạt đen ra khỏi bát.



Bước 2. Làm nhân bánh:
- Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng. Đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu rồi xóc với 1 thìa ăn cơm muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín. Đỗ chín bở, dùng thìa tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu. Sau đó, nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau.
- Trộn đều đậu xanh, mứt hoa quả và đường.


Bước 3: Gói bánh
- Gói một chiếc bánh cần 4 lá dong. Khi gói bánh chưng, xếp lá vuông góc xen kẽ nhau. 2 lá dưới úp mặt phải xuống , 2 lá trên ngửa mặt phải lên
- Đong phần gạo nếp trộn gấc đỏ chót vừa một chiếc bát nhỏ. Sau đó, đổ phần đong trong bát vào lá dong.
- Đặt phần nhân đậu xanh trộn mứt hoa quả lên trên. Sau đó, tiếp tục đặt thêm một lớp  gạo nếp trộn gấc.
 Cách làm bánh chưng gấc đơn giản, đẹp mắt
- Dùng tay gấp lần lượt bên phải và trái của 2 lá dong bên trên vào nhưng lưu ý chú ý phải chắc tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa).

- Để làm một chiếc bánh chưng vuông này, chị em cần có 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước.
Bước 4: Luộc bánh
Cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa.
Sau đó, cứ 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào. Nấu trong 8-10 tiếng sẽ vớt bánh ra.
Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc. Khi bánh nguội hoàn toàn là có thể cắt bánh đem thắp hương trên mâm cỗ ngày Tết rồi.




Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Cách làm cơm rang thập cẩm hình cây thông Noel

Với một chút biến tấu từ cơm rang, bạn hãy trang trí thành cây thông vừa đẹp mắt và ngon miệng dành cho gia đình dịp lễ này nhé.

Nguyên liệu:

- 1 bát tô cơm nguội
- 2 củ cà rốt
- 4 quả trứng gà
- 500g tôm đất
- 2 quả ngô ngọt
- 1 khoanh giò lụa lớn
- Muối, hạt nêm, tỏi, hành lá, hạt tiêu
- 1 ít giò lụa, cà rốt để cắt hình trang trí
- Túi nilon sạch có đầu nhọn dùng để đựng cơm.

Cách làm cơm rang thập cẩm hình cây thông Noel

- Ngô ngọt bóc vỏ, râu, rửa sạch, dùng dao bào lấy hột ngô, bỏ lõi.
- Giò lụa thái lạt lựu.
- Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu lớn, chần sơ qua nước sôi nóng, vớt cà rốt ra rổ cho ráo nước.
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
- Trứng gà cho vào bát, đánh tan thêm nửa thìa nhỏ muối, một ít hạt tiêu, hành lá đã thái nhỏ, dùng hai phần ba trứng để rang với cơm, phần còn lại tráng sợi mỏng để trang trí.
- Tôm đất bóc nõn, rút chỉ đen, rửa sạch, giã thô tôm.

- Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, cho tôm vào xào chín, múc tôm ra bát để riêng.
- Dùng lại chảo đó, cho tiếp cà rốt vào xào, nêm vào một ít muối, hạt nêm, xào khoảng 5-8 phút.
- Cho tiếp ngô và giò lụa vào xào cùng, đun lửa nhỏ.
- Đun đến khi cà rốt và ngô chín mềm thì cho tôm, hành lá vào xào cùng nêm lại gia vị cho vừa ăn, tắt bếp cho hỗn hợp cà rốt ra bát để riêng.
- Dùng chảo đó, thêm dầu ăn và tỏi phi thơm cho cơm vào rang, đun lửa nhỏ để hạt cơm se lại, thì từ từ cho trứng đã đánh tan vào đảo đều để hạt cơm tơi ra.
- Cho hỗn cà rốt ở trên vào chảo, đảo đều, nêm gia vị vừa ăn.

Phần cơm rang để nguội bạn cho vào túi nilon sạch để đựng, dùng tay xoắn phần túi cho thật chặt để cơm có hình dạng chóp.
- Phần cà rốt, giò lụa, trứng bạn cắt thành hình dạng tùy theo sở thích của bạn.

Cách làm cơm rang thập cẩm hình cây thông Noel
- Dùng kéo cắt bỏ túi nilon cho cơm ra đĩa, dùng tăm ghim để giữ cố định phần trứng trang trí, sau đó gắn cà rốt, trứng, giò lụa lên phần cơm tùy theo sở thích của bạn (khi dùng bạn nhớ bỏ phần tăm để ghim trang trí).

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Cách làm giò thủ

Cách làm giò thủ ngon - không quá cầu kỳ nhưng 1 vài bí quyết nhỏ sẽ giúp bạn có món giò cực kỳ ngon cho ngày Tết, xin giới thiệu cách làm giò thủ của 1 người thợ làng giò chả Ước Lễ

Nguyên liệu:


- 2kg thịt heo bao gồm 2 tai, 1 mũi, 1 lưỡi, 400g thịt chân giò
- 50g nấm hương khô
 - 150g mộc nhĩ khô
- 5 củ hành khô
- 50g hạt tiêu sọ ( thêm nếu bạn thích cay )
- Gia vị, nước mắm nêm theo khẩu vị.
- 1 chút gừng

Cách làm:

Đầu tiên cho thịt lợn và lưỡi sống vào nồi , bạn nên cho mắm muối gia vi luôn , cho theo khẩu vị của từng người vừa phải hơi nhạt 1 chút. Khi bạn bắt đầu đun phải đảo thịt lợn và lưỡi liên tục , và ngọn lửa bé 1 chút  không là sẽ bị cháy ngay đó. Sau khi đảo thịt và lửa sống , nước từ thịt và lưỡi sẽ quyện vào mắm muối gia vị , khi nước ra nhiều rồi bạn có thể cho lửa to hơn.

Sau khi thịt lợn và lưỡi vừa chín tới , bạn có thể kiểm tra bằng cách cắt thử miếng thịt ra , nếu thấy màu thịt hơi hồng hồng 1 chút là được rồi , cho tai lợn vào bạn đảo thêm 1 lúc để tai lợn quyện , ngấm gia vị vào với thịt lơn và lưỡi. Khoảng vài phút sau , bạn cho mộc nhĩ vào đảo với các nguyên liệu trước.

 Đến khi mộc nhĩ săn rồi , bạn hay cho thêm 1 chút bì (loại bì được xay nhỏ ) Khi cho bì vào bạn phải đảo thật kỹ và nhanh hơn , vì khi bì vào sẽ gây ra bị xát và cháy hơn . Sau khi cho các nguyên liệu được khi ta đảo , có càm giác quyện và đều vào nhau , khi đảo bằng đũa cảm giác thấy đũa nhẹ hơn trước , bạn hãy cho hạt tiêu , ít nấm hương, 1 chút gừng và nước gừng vào. Đảo thêm 1 lúc nữa là ổn

Sau đó cho ra và gói thành cây giò và được nén thật chặt. Giò sau khi được gói , nén chặt để nguội tầm 3 đến 4 tiếng , sau đó cho vào tủ lạnh. Đây là thành quả:



Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Cách làm dưa món ngày Tết

Cách làm dưa món ngày Tết thật ngon, chỉ cần bạn chú ý 1 vài mẹo nhỏ trong bài viết này. Dưa món là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền, dưa giòn rùm rụm ăn kèm với thịt nguội, bánh chưng, giò xào và thịt đông rất ngon



Nguyên liệu:

Củ cải trắng
Cà rốt
Tỏi cắt lát
Ớt cắt lát
Nước mắm, đường
Keo/lọ dùng để đựng
Các bạn có thể thêm su hào, đu đủ sống, củ kiệu ...

Cách làm

1/ Cà rốt, củ cải gọt vỏ cắt lát dài khoảng 0,5cm. Nếu trời có nắng thì phơi nắng cho héo héo còn không có nắng thì cho vào lò nướng bật lò nhiệt độ nhỏ nhất, sấy cho héo trong vòng vài giờ.
2/ Khi nguyên liệu đã héo vừa ý, bắc nồi nước sôi cho tất cả vào trụng sơ khoảng 10 đến 20 giây. Cho ra thau nước lạnh ngâm và rửa lại vắt cho thiệt ráo nước.
3/ Trong thời gian đó nấu nước mắm + đường và chút xíu nước cho sôi, tắt lửa chờ nguội. Nêm nếm cho đậm đà là được. Cho cà rốt, củ cải, tỏi, ớt vào lọ. Cho nước mắm đã nguội vào, dùng vỉ tre hay nhựa có đường kính bằng lọ, ấn cho tất cả rau củ không nổi lên khỏi mặt nước mắm là được.
4/ Cất vào tủ lạnh hay chỗ thoáng mát sau 3 ngày hay 1 tuần là dùng được.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Cách muối dưa hành ngày tết

Cách muối dưa hành ngày tết - bí quyết trong bài viết này. Tết cổ truyền của người Việt không thể không có thịt mỡ, bánh chưng (hay bánh tét), càng không thể không có bát dưa hành. Từng củ hành thơm, chua, giòn sẽ làm giảm độ ngấy và tăng khẩu vị cho cả gia đình trong dịp tết khi ăn cùng với thịt mỡ, bánh chưng hay các món ăn tết truyền thống khác như thịt đông, chân giò hầm măng ...

Cách 1: Kiểu truyền thống


Nguyên liệu:

1kg hành củ
Đường hoa mai
Muối
1/2 củ gừng

Cách làm:
- Hành chọn loại hành tía, già, đều củ thì sau khi muối hành sẽ ngọt, giòn. Sau khi mua về bạn ngâm hành vào nước gạo trong khoảng vài tiếng.
- Bóc bỏ lớp vỏ hành bong ở bên ngoài, cắt bớt rễ, để lại gốc hành. Để hành ra rổ cho raó nước. Cho hành vào lọ cùng khoảng 200g muối tinh, xóc đều, để trong khoảng 2 - 3 ngày; thỉnh thoảng xóc đều để hành ra hết nước đen.
- Đổ hành ra rổ, để ráo nước. Lúc này phần nước đen đã ráo hết, khi muối hành nước sẽ trong và thơm Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập. Pha đường hoa mai với nước ấm cùng chút muối. Lúc này bạn chỉ cho ít muối, nêm hơi nhạt vì hành đã có muối rồi.
- Đổ nước vừa pha vào lọ, đổ hành và gừng vào khuấy đều, nước phải ngập hành; khuấy đều rồi nếm cho vừa đủ độ mặn ngọt và có mùi thơm của gừng. Nếu thấy nhạt bạn thêm chút muối.
- Đậy nắp kĩ để khoảng 1 tuần - 10 ngày là ăn được.
Chú ý: Khi ăn bạn bóc lớp vỏ ngoài của hành đến khi thấy lớp hành trắng bên trong, cắt gốc. Trộn cùng vài miếng ớt xắt lát tùy thích.

Cách 2: Muối dưa hành bằng hành tím


Nguyên liệu: 

Hành tím - 1,2 kg
Khế chua - 0.5 kg
Muối - 300 gr
Đường - 300gr
Giấm - 500ml

Cách làm:
- Hành tím lột vỏ, cắt bỏ rễ, các bạn chú ý không rửa hành nhé. Khế chua rửa sạch, cắt nhỏ, vắt lấy nước, bã giữ lại, để riêng. Các bạn nên chọn khế chín, khi vắt sẽ được nhiều nước hơn nhé.
- Xếp lần lượt một lớp hành, một lớp muối hột vào âu. Sau đó đổ nước khế vắt được ở trên vào cho ngập hành. Sau đó phủ bã khế lên trên mặt, đậy hộp lại, để khoảng 1 ngày.
- Thỉnh thoảng các bạn trở hành để hành đều màu nhé Sau một ngày, đổ một phần giấm ra hai bát con, vớt từng ít hành ra cho vào một bát giấm để rửa hành lần một, sau đó cho sang bát giấm thứ hai rửa lần hai rồi cho ra rổ, để cho ráo. Khi hành đã ráo, xếp 1 lớp hành vào lọ thủy tinh, rắc một lớp đường lên trên, lặp lại cho đến khi hết hành.
- Lớp trên cùng phải là đường nhé. Thường mình dùng hết khoảng 200gr đường. Để khoảng nửa ngày, đường sẽ ra nước. Nấu chỗ đường và giấm còn lại cho tan, để thật nguội rồi đổ vào hũ. Dùng vỉ hoặc nan tre gài và ấn cho hành ngập nước.
- Để khoảng nửa ngày là dùng được.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Cách làm giò xào

Giò xào (giò thủ) là một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của nhiều gia đình người Việt. Nó đặc biệt thích hợp cho mâm cỗ miền Bắc, nơi thường đón Tết trong không khí lạnh, dễ bảo quản món ăn này. Tuy nhiên, người dân miền Nam vẫn có thể làm giò xào và bảo quản bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm giò xào thật ngon và đơn giản sau đây sẽ giúp bạn có món ngon đãi khách ngày Tết ý nghĩa

Nguyên liệu:

- 2 cái lưỡi lợn
- 4 cái tai lợn
- 6-8 cái mép lợn
- 100gr nấm mèo
- 100gr hành tỏi
- 1 chén nước mắm ngon
- Tiêu đen xay và tiêu sọ đâm dập
-  Lá chuối để buộc

Cách làm:

 - Lỗ tai, lưỡi mép cắt mỏng, bản lớn.
- Nấm mèo ngâm, cắt sợi. - Hành tỏi bằm nhỏ
- Trộn đều phần lỗ tai, lưỡi, mép đã cắt với nấm mèo, hành tỏi, tiêu, nêm nước mắm.
 - Ướp tất cả chừng khoảng 30 phút cho ngấm tiêu, nêm.
- Bắc chảo lên bếp. Bạn nên lựa chảo dầy thì xào thịt ngon và không bị cháy.
- Nếu làm nhiều, bạn có thể xào thịt làm nhiều mẻ.
- Trải lá chuối và đổ thịt còn đang xào nóng vào lá chuối. Sau đó, bó chặt theo hình tròn, dài. Nếu không có lá chuối, bạn có thể đổ thịt vào khuôn, nén chặt lại.
- Treo hoặc dựng giò kẹp đã bó lên cho chảy bớt mỡ, đến khi cây giò nguội thì bỏ vào tủ lạnh.